Văn phòng - Mặt bằng tại Hà Nội
tháng 10/2024, có 1 sản phẩm đang BánĐúng như vua Lý Công Uẩn ngày xưa nhìn Thăng Long với ”thế rồng chầu hổ phục”, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước mà ước chọn kinh đô. Ngày nay, với thế đất thịnh vượng, hội tụ quan yếu bốn phương, Hà Nội thủ đô vẫn đang là một “con rồng” mạnh mẽ vươn mình, phát triển, văn minh và giữ vững vị trí đầu tàu của cả nước.
Tổng quan về thủ đô Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô và chứng nhân lịch sử đã đi qua hầu hết những thăng trầm của đất nước. Hà nội oai linh, mạnh mẽ và kiên cường của quá khứ, Hà Nội cổ kính có, hiện đại có của hiện tại. Tất cả đều khiến Hà Thành trở thành nơi để cả nước hướng về và chứng kiến sự chuyển mình hằng ngày của đất nước.
Hà Nội là thành phố nổi tiếng với bề dày lịch sử và kinh tế, chính trị. Nguồn: Internet
Thủ đô Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất cả nước, có dân số đứng thứ hai, sau TP Hồ Chí Minh với hơn 8 triệu người (năm 2020), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này tính đến năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường và cũng thường xuyên ùn tắc, kẹt xe.
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của nước ta, là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước, đồng thời tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng, thư viện và có nền kinh tế rất phát triển, nhiều ngành nổi bật như công nghiệp, thương mại, giao thông, du lịch…
Năm 2020, GRDP của Thành phố tăng 3,98% so với năm 2019 (quý 1 tăng 4,13%; quý II tăng 1,76%; quý III tăng 3,95%; quỷ IV tăng 3,77%), đạt mức thấp so với kế hoạch và mức tăng trưởng của năm 2019, chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19.
Hà Nội được mệnh danh là thủ đô quyến rũ nhất Đông Nam Á với nét đẹp tân cổ hòa quyền, kết hợp tự nhiên và dịu dàng giữa di sản và hiện đại. Thành phố nổi tiếng với kiến trúc trăm tuổi và nền văn hóa phong phú. Trung tâm thành phố là Khu phố cổ nhộn nhịp, nơi các con phố hẹp được mang tên "hàng" và văn hóa Hà Nội đậm nét.
Kinh tế Hà Nội nhiều điểm sáng
Nếu như TP Hồ Chí Minh là đầu cầu kinh tế phía Nam thì Hà Nội chính là đầu cầu còn lại nối liền động lực kinh tế của hai miền Nam - Bắc. Tính chung GRDP năm 2020 của Hà Nội ước tăng 3,94% - cao gấp khoảng 1,5 lần mức tăng của cả nước. Công nghiệp, xây dựng duy trì tăng trưởng khá và cơ cấu nội ngành tiếp tục chuyển dịch tích cực, ngành chế biến chế tạo chiếm hơn 90%...
Kinh tế Hà Nội cùng TP Hồ Chí Minh trở thành đầu tàu dẫn dắt kinh tế của các nước
Trong đó, sản xuất công nghiệp có tín hiệu khởi sắc, tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của thành phố tăng bất chấp dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu
Các hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục duy trì. Hoạt động cung ứng hàng hóa được bảo đảm ổn định; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát.
Giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực. Năm 2021, Hà Nội đã khởi công một số công trình lớn và đẩy nhanh tiến độ, một số công trình hạ tầng giao thông đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.
Sự phát triển kinh tế của thành phố đã khiến thủ đô trở thành nơi thu hút cư dân đổ về lập nghiệp và học tập của các tỉnh thành phía Bắc. Điều này đã khiến dân số cơ học của Hà Nội tăng nhanh, dẫn đến nhiều áp lực về nhà ở, hạ tầng, giao thông, môi trường,... và nhiều vấn đề đi kèm khác.
Tuy nhiên, với nền kinh tế phát triển mạnh, đời sống của người dân nơi đây đã liên tục được cải thiện. Từ đó, xuất phát thêm nhiều nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, như nhà ở, ăn uống, vui chơi giải trí,... bao gồm cả tích lũy tài sản, đặc biệt là bất động sản - kênh đầu tư được đánh giá là khá an toàn. Vì vậy, không khác TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, Hà Nội cũng trở thành một điểm nóng bất động sản nhà ở và đầu tư.
Thị trường bất động sản Hà Nội tăng sức hút mạnh mẽ
Mặc dù là thủ đô của một quốc gia thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có. Điều đó lý giải vì sao người dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Theo số liệu năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 mét vuông một người. Năm 2020 với dân số tăng nhanh vượt mức dự đoán, tình trạng đó còn bi đát hơn rất nhiều, nhất là những khu phố trung tâm Hà Nội.
Với áp lực nhà ở do dân số tăng nhanh mà quỹ đất trung tâm ngày càng chật hẹp, thành phố đã thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, điều đó khiến không gian kiến trúc trở nên chật chội, ngột ngạt. Chiến lược quy hoạch của thành phố hiện nay hướng đến phát triển thành phố cao tầng và các khu đô thị vệ tinh, góp phần làm giảm mật độ dân số tại vùng nội ô vốn đã quá cao như hiện nay.
Ùn tắt giao thông là một trong những vấn đề nan giải của thành phố Hà Nội. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Theo đồ án quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm gồm: Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai, Hòa Lạc được liên kết với đô thị trung tâm bằng hệ thống giao thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với hệ thống giao thông vùng Thủ đô và quốc tế.
Chiến lược tương lai này đồng thời đã thúc đẩy loại hình chung cư phát triển mạnh mẽ. Theo khảo sát sơ bộ 3 tháng cuối năm 2020, thị trường bất động sản đã đón nhận hơn 9.800 căn hộ đến từ nhiều dự án lớn như: Dự án S-Premium Sky Oasis - tòa tháp 5 sao trong khu đô thị xanh Ecopark, dự án Maxtric One của Bitexco; tập đoàn Masteri cũng đánh dấu quá trình Bắc tiến với hàng nghìn căn hộ thuộc Vinhomes Ocean Park…
Cùng với đó, xu hướng ly tâm trong bối cảnh quỹ đất trung tâm hạn hẹp cũng khiến cho hàng loạt ông lớn trong ngành bất động sản thi nhau “đánh bắt xa bờ”, với đa dạng các phân khúc ở các dự án lớn như Vinhomes Riverside, khu đô thị xanh Ecopark, Park City, Hinode Royal Park,...
Việc dịch chuyển ra ven đô là xu hướng tất yếu khi nội đô đã trở nên ô nhiễm, chật chội và hệ thống giao thông liên tục ùn tắc. Hầu hết các đô thị vệ tinh ven đô đều giữ được sức nóng và liên tục ra hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của những gia đình trẻ. Điều này đã cho thấy sự chuyển biến tâm lý rõ rệt của người dân thành thị trong yêu cầu về tiêu chuẩn sống kiểu mẫu. Chưa kể đến, tác động của Covid 19 càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý, hành vi và nhu cầu nhà ở người dân. Người mua nhà chấp nhận bỏ qua yếu tố “trung tâm” để đổi lấy không gian sống xanh hơn, an toàn hơn, lại không muốn những nơi quá đông người, xây dựng mật độ thấp để giãn cách và tận hưởng cuộc sống.
Chính xu hướng này cùng với pháp lý bất động sản ở Hà Nội có phần "sạch" hơn TP. Hồ Chí Minh, các ông lớn trong ngành bất động sản phía Nam đã có xu hướng Bắc tiến, mở rộng thị trường. Sự dịch chuyển ra thị trường phía Bắc này của các chủ đầu tư như Phú Mỹ Hưng, Novaland, Hưng Thịnh, Masterise Group, Phú Long, Danh Khôi,.... được giới trong ngành gọi đó chính là một cuộc “đại di cư”.
Hạ tầng Hà Nội cộng hưởng cho xu hướng phát triển đô thị vệ tinh
Trong những năm qua, mặc dù hạ tầng giao thông Hà Nội luôn liên tục được phát triển, mở rộng, song nhìn chung, hệ thống hạ tầng vẫn chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện, ùn tắc giao thông vẫn là thách thức lớn của thành phố.
Bài toán đầu tư công đã đưa nhiều công trình trọng điểm nhanh chóng được đưa vào khai thác, sử dụng như: Cầu Nhật Tân, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, đường Hòa Lạc - Hòa Bình, cầu Việt Trì - Ba Vì, đường Vành đai 2 và cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3, trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), quốc lộ 1A (đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi), một số đoạn tuyến của đường Vành đai 2,5 và 3,5; các công trình cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng (nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; An Dương - đường Thanh Niên…).
Sự đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông và mạng lưới vận tải hành khách công cộng đã góp phần kéo các vùng xa về gần lại với thành phố, từ đó tạo điều kiện phát huy các tiềm lực về đất đai, con người, văn hóa và điều kiện tự nhiên sẵn có, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bài toàn hạ tầng kéo theo sự phát triển đi kèm của cầu đường trường trạm vùng ven chính là những cộng hưởng tích cực cho cơ hội phát triển bất động sản. Ảnh: Ðăng Anh
Tuy nhiên, những thành quả đạt được mới chỉ là bước đầu, hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và giải quyết những vấn đề đang tồn tại của Thủ đô. Ùn tắc giao thông vẫn là thách thức lớn, khả năng kết nối giao thông liên vùng còn nhiều khó khăn.
Thời gian tới, nhiều công trình được Sở Giao thông vận tải Hà Nội tiếp tục tham mưu thành phố tập trung giải quyết một số yêu cầu về đầu tư bao gồm: Các tuyến đường hướng tâm, trục chính đô thị; các đường vành đai; hệ thống cầu vượt sông (cầu Tứ Liên, cầu Hồng Hà và cầu Mễ Sở trên đường Vành đai 4; cầu Ngọc Hồi trên tuyến Vành đai 3,5 và cầu Đuống 2 trên quốc lộ 1A cũ)…
Trong đó, tuyến Vành đai 3,5 và cầu Ngọc Hồi được hình thành sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần cải thiện giao thông quá cảnh trong giai đoạn trước mắt để thay thế cho Vành đai 3 và cầu Thanh Trì đang quá tải.
Việc đầu tư hạ tầng giao thông không những góp phần kết nối khu vực đô thị trung tâm với 5 đô thị vệ tinh, cũng như kết nối Hà Nội với các địa phương thuộc vùng Thủ đô mà còn đem đến cho thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội những cộng hưởng tuyệt vời và hướng đi triển vọng cho giấc mơ an cư của nhiều gia đình có nguồn vốn ít.
Thêm vào đó, hiện tại, lãi suất huy động tại các ngân hàng đã xuống thấp đến mức kỷ lục. Tại các ngân hàng thuộc nhóm Big4, lãi suất huy động 6 tháng chỉ giao động ở mức 3%-4%/năm. Mức lãi suất thấp đã khiến dòng tiền từ ngân hàng chảy mạnh sang kênh đầu tư bất động sản trong bối cảnh lãi suất cho vay xuống thấp. Đồng thời, ngân hàng còn kết hợp với các chủ đầu tư tung ra hàng loạt các ưu đãi hấp dẫn ở các dự án lớn, có giá trị thực, thanh khoản lớn. Điều này cũng khiến cho thị trường bất động sản vùng ven cuối năm 2020, đầu năm 2021 “bùng nổ” với nhiều sản phẩm chất lượng và hoàn thiện pháp lý.
Thu Cúc
-
Hoàn Kiếm
(0) -
Ba Đình
(4) -
Đống Đa
(13) -
Hai Bà Trưng
(3) -
Thanh Xuân
(2) -
Tây Hồ
(3) -
Cầu Giấy
(18) -
Hoàng Mai
(12) -
Long Biên
(1) -
Đông Anh
(0) -
Gia Lâm
(0) -
Sóc Sơn
(0) -
Thanh Trì
(0) -
Bắc Từ Liêm
(2) -
Hà Đông
(4) -
Sơn Tây
(0) -
Mê Linh
(10) -
Ba Vì
(0) -
Phúc Thọ
(0) -
Đan Phượng
(0) -
Hoài Đức
(3) -
Quốc Oai
(0) -
Thạch Thất
(0) -
Chương Mỹ
(0) -
Thanh Oai
(0) -
Thường Tín
(0) -
Phú Xuyên
(0) -
Ứng Hòa
(0) -
Mỹ Đức
(0) -
Nam Từ Liêm
(0)