Nhà đất khác tại Hồ Chí Minh
tháng 10/2024, có 3 sản phẩm đang BánThành phố Hồ Chí Minh - Thủ phủ phía Nam
Thành phố Hồ Chí Minh (hay còn được gọi là Sài Gòn) là vùng đất trù phú được mệnh danh là thủ phủ thứ hai của Việt Nam với nhiều mũi nhọn kinh tế, hạ tầng, du lịch, vui chơi giải trí,... Với vị trí “điểm tụ” đầy tiềm năng, TP Hồ Chí Minh vẫn đang không ngừng phát triển, trở thành đầu cầu vững chắc nối liền thịnh vượng của hai đầu Bắc - Nam với tinh thần năng động và một trái tim sôi nổi.
Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh không chỉ là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa mà còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và nơi đón nhận tích cực luồng giao thoa văn hóa tân cổ hòa quyền. Đây là thành phố năng động hơn bất kì thành phố nào ở Việt Nam với nhịp sống hối hả, bận rộn, năng suất và những tòa nhà chọc trời vươn cao, cùng tốc độ phát triển kinh tế top đầu.
Thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố trực thuộc và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,239 km². Với dân số hiện tại đạt hơn 9 triệu người, TP Hồ Chí Minh đã trở thành nơi đông dân số nhất cả nước.
Tuy nhiên, nếu tính thêm những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của TPHCM khoảng hơn 14 triệu người. Điều này đã tạo nên một áp lực lớn đối với quỹ đất nhà ở vốn đã hạn hẹp ở TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các quận trung tâm, dẫn đến xu hướng ly tâm trong thời gian gần đây cùng sự trỗi dậy của nhiều siêu dự án vùng ven Sài Gòn.
TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn với kinh tế phát triển mạnh
Là đầu tàu kinh tế của cả vùng đất phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ bề dày lịch sử và nền kinh tế được kiến tạo vững chắc, cũng như điều kiện tự nhiên thuận lợi và quy mô dân số lớn, TP Hồ Chí Minh không ngừng đón nhận những tích cực về về hạ tầng, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Các lĩnh vực du lịch, giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, thành phố này đều giữ vị thế tiên phong trên con đường phát triển.
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vị trí đầu tàu của cả nước
Bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn còn khó đoán định, kinh tế TP Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tăng trưởng khả quan với tỷ trọng 21,3% tổng sản phẩm (GDP) của cả nước và không ngừng mở rộng quy mô các thị trường.
Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, trong nhiệm kỳ qua:
Thị trường thương mại, dịch vụ đạt quy mô lớn, duy trì mức tăng trưởng khá. Trong đó, sự phát triển của thương mại điện tử đang là xu thế quan trọng trong các năm gần đây.
Thị trường tài chính, tiền tệ thành phố vẫn đang “gồng gánh” thị trường tài chính cả nước với vai trò là trung tâm tài chính, tiền tệ. Việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2019 gấp hơn 1,4 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân,...
Thị trường khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng về quy mô, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh.
Thị trường lao động thành phố tiếp tục phát triển; chú trọng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân. Từ năm 2016 đến nay, diện tích bình quân nhà ở toàn Thành phố đã tăng lên đáng kể (từ mức 17,32 m2/người năm 2015 lên 20,4 m2/người vào năm 2020).
Kinh tế TP Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển vững chắc bất chấp khó khăn vì covid.
Sự phát triển kinh tế của TP Hồ Chí Minh cũng khiến cuộc sống của người dân nơi đây được nâng cao, cải thiện. Từ đó, xuất phát thêm nhiều nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, như nhà ở, ăn uống, vui chơi giải trí,... bao gồm cả tích lũy tài sản, đặc biệt là bất động sản - kênh đầu tư được đánh giá là khá an toàn.
Bên cạnh đó, với nền phát triển kinh tế mạnh mẽ và nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời là trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng, TP Hồ Chí Minh liên tục ghi nhận những con số “biết nói” về tỷ lệ gia tăng dân số cơ học hằng năm. Điều này có nghĩa bên cạnh những áp lực về hạ tầng, môi trường, việc làm thì nhà ở vẫn luôn là một bài toán nan giải, nhất là khi quỹ đất trung tâm đang ngày càng chật hẹp, cầu thừa, cung thiếu, khiến cho thị trường bất động sản ngày càng sôi động vì nhu cầu cấp bách.
Do đó, bất động sản TP Hồ Chí Minh luôn giữ được sức nóng giữa nhiều mũi nhọn kinh tế và không ngừng phát triển. Đặc biệt, khi nhu cầu nhà ở vẫn luôn ở mức cao và Việt Nam đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, thu nhập bình quân đầu người cùng cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện.
Hạ tầng TP Hồ Chí Minh ngày càng hoàn thiện, mở rộng
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, đồng thời là một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, hạ tầng TP Hồ Chí Minh luôn là một bài toán đáng quan tâm trong sự phát triển của thành phố.
Ngoài đồng bộ hạ tầng, hoàn thiện kết nối, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm được đầu tư triển khai, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở nhiều khu vực do áp lực dân số lớn.
Trong đó, dù bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh chung nhưng năm 2020 vừa qua, TP Hồ Chí Minh vẫn có tới 14 dự án đang thi công, bao gồm: xây dựng cầu Mỹ Thủy 3, xây dựng cầu thép An Phú Đông, xây dựng hầm chui nút giao Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh, nâng cấp cải tạo đường Huỳnh Tấn Phát (giai đoạn 2), xây dựng hệ thống thoát nước Hương lộ 11, xây dựng hệ thống hạ tầng khu vực kênh Nước Đen, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, mở rộng đường Đồng Văn Cống, xây dựng cầu Phước Lộc…
Hạ tầng cũng không ngừng được cải thiện, phát triển để giải quyết các vấn đề cấp bách của phát triển đô thị
Bên cạnh đó, triển khai công tác thi công 70 gói thầu thuộc 35 dự án chuyển tiếp tại 100 khu vực thi công trên địa bàn Tp.HCM như: cải tạo tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Chữ Y, đường Liên Phường, đường Đỗ Xuân Hợp; xây dựng hầm chui An Sương, cầu Vàm Sát…
Đồng thời, hiện thành phố cũng đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư cho 12 dự án giao thông trọng điểm khác như: xây dựng tuyến đường cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh); dự án xây dựng nút giao thông An Phú (giai đoạn 1); dự án xây dựng các đoạn 1, 2, 4 để khép kín Vành đai 2; các dự án mở rộng cửa ngõ thành phố như các quốc lộ 1A, 50, 22; dự án xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái…
Không chỉ giúp thành phố giải quyết tình trạng cấp bách về kẹt xe, ùn tắc, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm kết nối với các vùng phụ cận được đầu tư phát triển đã giúp thị trường bất động sản vùng ven TP Hồ Chí Minh đứng trước nhiều cơ hội phát triển và đẩy mạnh làn sóng ly tâm.
Hướng về quy hoạch đô thị vệ tinh
Tính đến đầu năm 2021, với dân số thực lên tới 14 triệu người, kết cấu đô thị TP Hồ Chí Minh đã trở nên quá tải. Do đó, với áp lực nhà ở do dân số tăng nhanh, thành phố đã thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc trở nên chật chội, ngột ngạt bởi nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất.
Tuy nhiên, với quỹ đất trung tâm ngày càng chật hẹp, chiến lược quy hoạch của thành phố hiện nay hướng đến phát triển các khu đô thị vệ tinh, góp phần làm giảm mật độ dân số tại vùng nội ô vốn đã quá cao như hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất thành lập 4 thành phố vệ tinh và một thành phố trung tâm. Bao gồm gồm Tp. Đông, Tp. Nam, Tp. Tây và Tp. Bắc với 4 cấp chính quyền đô thị trực thuộc chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh:
- Khu đô thị Đông hay Thành phố Đông, Thành phố Thủ Đức gồm TP.Thủ Đức với diện tích 211 km² với trung tâm là khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ở đây sẽ phát triển các ngành dịch vụ cao cấp và công nghiệp kỹ thuật cao.
- Khu đô thị Nam hay Thành phố Nam, Thành phố Nhà Bè gồm quận 7, huyện Nhà Bè và một phần diện tích quận 8 (phần phía nam kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh với diện tích 194 km². Ở đây sẽ phát triển dịch vụ cảng, gắn liền với các dịch vụ thương mại khác.
- Khu đô thị Bắc hay Thành phố Bắc, Thành phố Hóc Môn gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn với diện tích 149 km² sẽ phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nông nghiệp kỹ thuật cao.
- Khu đô thị Tây hay Thành phố Tây, Thành phố Bình Tân gồm quận Bình Tân, một phần diện tích quận 8 và huyện Bình Chánh với diện tích 191 km². Đây là khu đô thị đầu mối giao lưu kinh tế với Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, TP Thủ Đức đã chính thức được thành lập, có hiệu lực từ 01/01/2021, góp phần đẩy mạnh chính sách giãn dân từ trung tâm ra vùng ngoại ô và tạo điều kiện cho sự phát triển của bất động sản vùng ven Sài Gòn.
Thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh sôi động với xu hướng ly tâm
Sức nóng từ bài toán đầu tư công, kéo theo sự phát triển “đi kèm” của hệ thống hạ tầng cầu, đường, trường, trạm đã đem đến cho thị trường bất động sản vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Long An những cộng hưởng tuyệt vời và hướng đi triển vọng cho giấc mơ an cư của nhiều gia đình có nguồn vốn ít. Thêm vào đó, các chính sách hỗ trợ vay vốn đầy hấp dẫn từ các ngân hàng và tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát cũng khiến cho thị trường bất động sản vùng ven cuối năm 2020, đầu năm 2021 “bùng nổ” với nhiều sản phẩm chất lượng và hoàn thiện pháp lý.
Theo đó, những khó khăn liên quan đến quỹ đất hạn hẹp và giá thành đắt đỏ đã khiến thị trường trung tâm chỉ còn dư địa cho những dự án quy mô nhỏ lẻ, thiếu tiện ích. Các “ông lớn” trong ngành bất động sản buộc phải “đánh bắt xa bờ”, vươn dài cánh tay xa dần nội đô để cân bằng bài toán cung cầu, xây dựng các đô thị vệ tinh hoàn thiện tiện ích.
Từ năm 2020 đến đầu năm 2021, với chính sách quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh, dòng tiền đã không ngừng đổ về thị trường bất động sản cách trung tâm TPHCM trong bán kính từ 15 - 20 km, tạo nên một làn sóng ly tâm thay đổi diện mạo những khu vực còn dồi dào quỹ đất.
Vinhomes Grand Park chính là một trong những khu đô thị vệ tinh vùng ven đang gây sốt thời gian qua với nhiều tiện ích vượt trội.
Thị trường không ngừng đón nhận những tín hiệu tích cực với nhiều dự án quy mô ra sàn, hưởng ứng xu hướng ly tâm như Vinhomes Grand Park, Verosa Park, AQUA City, The Sol City, Lovera Premier, Angel Island,...
Đặc biệt, hầu hết các dự án này đều gây sốt trên thị trường khu vực. Việc không ngừng tìm mua bất động sản vùng ven đã cho thấy những bước ngoặc lớn trong tâm lý và tiêu chuẩn sống của cư dân hiện đại và các nhà đầu tư. Đối với họ, nhà không chỉ là nơi để ở, mà còn là nơi thỏa mãn chuẩn mực sống tiện nghi, an toàn, đẳng cấp và các giá trị tương lai cho thế hệ mai sau. Họ sẵn sàng chấp nhận bỏ qua yếu tố “trung tâm” để đổi lấy các tiêu chuẩn sống kiểu mẫu. Đó là lý do mà các dự án siêu đô thị vùng ven TP HCM như Vinhomes Grand Park, AQUA City, Verosa Park, hay dự án mới nhất vừa ra sàn gây sốt bất động sản khu Tây như THE SOL City không ngừng được khách hàng đón nhận bởi những giá trị không bao giờ hoán đổi.
Tuy nhiên, lợi dụng sức nóng của thị trường vùng ven, nhiều khu vực đã xuất hiện những “cơn sốt đất ảo”, nhiều dự án “ma” ồ ạt xuất hiện, nhiều lãnh đạo công ty bất động sản bị bắt giữ, quyền lợi của khách hàng bị mắc kẹt và giá thành nhà đất tăng nhanh phi mã khiến nhiều người ngao ngán. Do đó, khách hàng và các nhà đầu tư nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề pháp lý, lựa chọn những chủ đầu tư uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh và trung thành với việc phát triển dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thật,... cũng như sáng suốt trong việc lựa chọn Đại lý phân phối chính thức để có những tư vấn chuyên sâu và hỗ trợ pháp lý hoàn thiện, uy tín.
Bất động sản trung tâm vẫn nóng sốt vì tính khan hiếm và cơ hội tăng giá trị
Theo một số chuyên gia nước ngoài: TP. Hồ Chí Minh có tầm cỡ về tiềm năng như Tokyo, Thượng Hải hoặc Bombay. Với vị trí ngã tư đường của phía Đông thế giới – điểm giao dịch quá thuận lợi giữa Đông – Tây – Bắc trong bối cảnh toàn cầu hóa cao, TP Hồ Chí Minh sẽ là một thành phố vô cùng quan trọng.
Chưa kể đến, trước tình hình dịch bệnh vẫn còn khó đoán định ở nhiều nước trên thế giới thì sự an toàn của Việt Nam càng khiến cho mảnh đất này ngày thêm phần hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư, cả trong nước, lẫn nước ngoài.
Có thể nói, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh đang là điểm sáng của toàn khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là bất động sản trung tâm, nơi có tính thuận lợi và khả năng tăng giá trong tương lai. Đó là lý do tại sao bị ảnh hưởng chung bởi tình hình dịch bệnh, cộng với việc khan hiếm nguồn cung nhưng giá bán các phân khúc không có dấu hiệu giảm, trái lại còn có xu hướng tăng. Đặc biệt có những phân khúc tăng giá mạnh, ví dụ như phân khúc hạng sang có giá bán tăng đến 17% so với cùng kỳ năm 2019, đạt mức hơn 6.300 USD/m2.
Nhà ở cao tầng được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân. Ảnh: Vietnamnet
Đáng chú ý, Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng đề án phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2021-2030 với định hướng chuyển đổi mô hình nhà ở từ thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại là chủ yếu để sử dụng đất hiệu quả, tạo quỹ đất phát triển giao thông, công viên, chỗ đậu xe.
Theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ nhà ở chung cư tăng trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới; khuyến khích bằng cơ chế và chính sách mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, đặc biệt đối với nhà ở xã hội.
Chỉ tiêu phát triển nhà ở tăng thêm theo loại hình. Dự kiến giai đoạn 2021-2030 sẽ phát triển 4 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, 45,2 triệu m2 sàn nhà ở thương mại và 59,2 triệu m2 sàn nhà ở do người dân tự xây.
Do đó, thị trường bất động sản vùng ven hay bất động sản trung tâm TP Hồ Chí Minh đều giữ được sức nóng và có nhiều triển vọng trong tương lai nhờ sự cộng hưởng của bài toán hạ tầng và chính sách của nhà nước.
Thu Cúc
- Nhà mặt phố tại Hồ Chí Minh |
- Nhà trong hẻm tại Hồ Chí Minh |
- Biệt thự tại Hồ Chí Minh |
- Căn hộ chung cư tại Hồ Chí Minh |
- Đất nền tại Hồ Chí Minh |
- Khách sạn nhà hàng tại Hồ Chí Minh |
- Văn phòng - Mặt bằng tại Hồ Chí Minh |
- Nhà xưởng - kho bãi tại Hồ Chí Minh |
- Cửa hàng - kiosk - shophouse tại Hồ Chí Minh |
- Nhà trọ tại Hồ Chí Minh |